Mẹo ngăn ngừa và cấp cứu vùng da cháy nắng
Mẹo ngăn ngừa và cấp cứu vùng da cháy nắng
Trong quy trình chăm sóc và bảo vệ da, kem chống nắng là điều bắt buộc nhưng vẫn chưa đủ để chống nắng. Đó là lý do tại sao bạn nên ghi nhớ những mẹo chữa cháy nắng này để tránh những rắc rối về da.
Mùa hè đến với những nỗi lo về da thường gặp. Một ngày hoạt động ngoài trời không chỉ đủ khiến bạn bị rám nắng mà còn có thể bị bỏng da. Những ai đã từng đối mặt với vết cháy nắng đều biết ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương hoặc bỏng da nhanh như thế nào, và phải mất một thời gian dài để chữa lành.
Đối với làn da, kem chống nắng là chưa đủ.
Mặc dù vết cháy nắng nhẹ sẽ mờ dần trong vài ngày, nhưng vết cháy nắng lớn có thể dẫn đến các vấn đề về da khác như nếp nhăn, đốm hoặc khô da. Trên thực tế, bất kể bạn thoa bao nhiêu kem chống nắng, bạn vẫn sẽ gặp phải những vết cháy nắng khó chịu. Vì đối với làn da, kem chống nắng thôi là chưa đủ.
Có một số mẹo nhất định mà bạn cũng nên làm theo để ngăn ngừa hoặc làm dịu vết cháy nắng. Dưới đây là các mẹo ngăn ngừa cháy nắng, được đề xuất bởi giới chuyên gia.
1. Đừng đi chơi vào trưa và chiều để tránh da cháy nắng
Bạn bị cháy nắng khi bước ra nắng hoặc khi da của bạn không được che chắn bởi vật gì đó và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tránh ra ngoài vào giữa ngày (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), vì tia nắng mặt trời nổi rõ hơn trong khoảng thời gian đó và thường là mạnh nhất.
Vết cháy nắng lớn có thể dẫn đến các vấn đề về da khác như nếp nhăn, đốm hoặc khô da.
2. Mặc trang phục kín đáo
Nếu bạn phải ở ngoài trời trong thời gian đó, hãy ưu tiên mặc quần áo bằng vải dệt chặt để che cơ thể. Trang phục kín đáo không để tia nắng xuyên qua lớp vải.
3. Đeo kính râm
Đừng quên đeo kính râm nếu bạn đang đi ra ngoài dưới ánh nắng gay gắt. Đeo kính râm sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi tia cực tím. Hãy để kính ở vị trí mà bạn không thể quên trên đường ra ngoài.
4. Ở trong bóng râm
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cháy nắng là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Vì vậy, hãy ưu tiên ở những nơi có bóng râm và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi có thể.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
5. Đội mũ
Cùng với việc mặc những thứ chống nắng như quần áo và kính, hãy đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài để che phủ nhiều da nhất có thể. Chiếc mũ sẽ bảo vệ da mặt của bạn khỏi bị phơi nắng trực tiếp bằng cách tạo bóng râm cho bạn.
6. Thoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà
Dù đi chơi hay làm việc ở nhà, bạn cần thoa kem chống nắng khắp da để bảo vệ da khỏi các nguồn tia UV khác nhau. Trên thực tế, theo giới chuyên gia, bạn phải bôi kem chống nắng hai giờ một lần để giữ cho làn da được bảo vệ.
Nếu bạn đã bị cháy nắng, hãy làm theo các mẹo sau:
1. Đi tắm: Thường xuyên tắm nước mát nhưng tránh đến phòng xông hơi, bồn tắm nước nóng và không tắm ngay sau khi vừa đi nắng về.
2. Giữ đủ nước: Để điều trị cháy nắng, điều quan trọng là bạn phải uống nhiều nước để tránh mất nước. Da ngậm nước sẽ hồi phục nhanh hơn.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm cấp nước: Để giữ cho làn da mềm mại và để điều trị cháy nắng, hãy thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cấp nước. Các loại kem dưỡng ẩm như lô hội hoặc đậu nành thoa lên da có tác dụng khóa độ ẩm. Tránh sử dụng kem dưỡng da có benzocain.
4. Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc là một trong những phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để chữa cháy nắng vì nó giúp làm dịu da. Bạn hãy nhúng khăn vào trà hoa cúc lạnh để thoa lên những vùng da bị nám.
Bạn nên bôi kem chống nắng hai giờ một lần để giữ cho làn da được bảo vệ.
5. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vết phồng rộp lớn nào hoặc cảm thấy buồn nôn, ớn lạnh, nhức đầu, sốt và da bị sưng tấy, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn và xin lời khuyên ngay lập tức.
Lưu ý, nếu da của bạn bắt đầu bong tróc và ngứa nhẹ, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ các tế bào bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Vì vậy, đừng lo lắng về điều đó.
Thủy Kiều (Sức khỏe đời sống)