Đều là biểu tượng ẩm thực Nhật Bản, tại sao rượu sake và sushi không đi cặp với nhau?
Đều là biểu tượng ẩm thực Nhật Bản, tại sao rượu sake và sushi không đi cặp với nhau?
Có rất nhiều sự kết hợp kinh điển giữa một thứ đồ uống và món ăn trong thế giới ẩm thực. Bia và pizza, rượu soju và đồ nướng Hàn Quốc, rượu vang và phô mai... Nhưng tuyệt nhiên, sake và sushi không nằm trong số các kết hợp lý tưởng đó. Dù ở đâu đó trên thế giới chắc chắn sẽ có người thích sự kết hợp này nhưng tại Nhật thì không.
Trước khi kết hợp rượu sake với thức ăn, cần có chút hiểu đúng về món đồ uống có cồn biểu tượng của Nhật Bản. Theo Vine Pair, trái ngược với quan điểm phổ biến, rượu sake không phải là rượu. Trên thực tế, nó giống với bia hơn vì cách nó được ủ. Tuy nhiên, giống như rượu vang, rượu sake rất linh hoạt và có thể đi kèm nhiều món ăn, từ cá chiên đến các món rau, theo Sugoii Japan.
Ví dụ, tempura chiên rất hợp với rượu sake hoa, trong khi độ tươi của rau được làm nổi bật khi dùng với một chai rượu sake thơm và nhẹ. Ramen mặn, với hương vị đậm đà, cũng rất thú vị khi đi kèm với một chai rượu sake.
Nói như vậy, rượu sake phù hợp với nhiều loại thực phẩm chứ không chỉ đồ ăn Nhật Bản - Josh Docak, chủ sở hữu của Cascadian-food, cho biết. Dorcak nói rằng ông đặc biệt đánh giá cao việc không có các quy tắc hạn chế khi kết hợp rượu sake với thức ăn. Về cơ bản, ngay cả cá sống vẫn rất hợp với rượu sake. Kể cả đồ tráng miệng cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng mấu chốt vấn đề của việc dùng sake với sushi không được hợp không phải do cá sống, mà là do cơm. Sushi về cơ bản là miếng cá sống ăn cùng cơm, không có cơm thì không thể là sushi. Do cả cơm và rượu sake đều làm từ gạo, nên nảy sinh vấn đề "quá nhiều gạo" khi thưởng thức hai thứ này cùng với nhau.
Thứ nhất, đồ uống ăn kèm món ăn có một nhiệm vụ quan trọng là làm sạch vòm miệng để tái tạo vị giác cho món ăn tiếp theo - một việc tối quan trọng khi ăn một bữa đa dạng như sushi. Vì cùng có nguồn gốc từ gạo, việc dùng rượu sake để tẩy vị sushi là vô ích.
Thứ hai, do có cách ủ giống bia, nồng độ cồn của sake vốn không cao, khiến nó chứa ít tính axit hơn, trái ngược với cơm giấm ăn kèm sushi có tính axit cao. Vì lý do này, hương vị của sake cũng không giúp tăng cường hương vị cho sushi mà còn làm giảm bớt khả năng cảm nhận.
Cuối cùng, vì vẫn có hàm lượng cồn cao hơn cả bia và rượu vang, nên hương vị chắc chắn nặng hơn 2 đồ uống trên và có thể ảnh hưởng nhiều hơn tới việc thưởng thức món ăn.