Thói quen dùng dầu ăn, hâm đồ ăn cực nguy hại này rất dễ rước bệnh vào thân!
Thói quen dùng dầu ăn, hâm đồ ăn cực nguy hại này rất dễ rước bệnh vào thân!
Thói quen nấu nướng, chế biến và bảo quản thực phẩm tác động rất nhiều đến sức khỏe, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vì nhiều lý do khác nhau mà thường không chú ý vào việc ăn uống (như cách chế biến và bảo quản thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày), từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Đặc biệt, là những người trẻ hiện nay, những người phải “đi làm cả ngày, công việc bận rộn" khi đi làm về, nấu ăn qua loa kèm theo những thói quen không tốt, sẽ làm sức khỏe suy giảm rất nhanh.
Một số thói quen sai lầm trong cách nấu nướng và bảo quản thực phẩm gây hại đến sức khỏe nên tránh như:
Hâm lại thức ăn thừa không đúng cách
Việc hâm hay làm nóng thức ăn thừa là một thói quen phổ biến và yêu thích của nhiều người, bởi sự tiện dụng và tiết kiệm của nó mang lại. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn không được hâm lại đúng cách sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,... Ngoài ra, hâm đi hâm lại thực phẩm sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên và mất đi một lượng dinh dưỡng vốn có của chúng. Tốt nhất bạn nên ăn ngay sau khi nấu chín thực phẩm, để sức khoẻ được đảm bảo.
Dùng lại dầu ăn chiên đi, chiên lại nhiều lần
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao hơn, thì dầu ăn được xem như thứ nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi căn bếp, để bữa ăn hàng ngày trở nên đậm đà và dinh dưỡng. Tuy nhiên, thói quen dùng lại dầu ăn chiên đi, chiên lại nhiều lần vẫn được nhiều người áp dụng, dẫn đến nhiều tác động không tốt cho sức khỏe.
Các nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, aldehyde được tạo ra trong quá trình sử dụng dầu được chiên đi, chiên lại nhiều lần rất có hại cho sức khỏe con người. Việc nấu chín thức ăn bằng cách tái sử dụng dầu ăn đã chiên nhiều lần, cũng có thể làm tăng các gốc tự do trong cơ thể và gây viêm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: béo phì, các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, suy giảm khả năng miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sử dụng thớt không đúng cách
Dùng cùng một thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín mà không rửa sạch giữa hai lần, có thể dẫn đến việc lây truyền vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Thói quen này cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, việc sử dụng chung thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín mà không vệ sinh đúng cách, có thể làm tăng hơn 50% nguy cơ nhiễm khuẩn trong món ăn.
Ngoài ra, còn một số thói quen nấu nướng, chế biến và bảo quản khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn cần lưu ý như: chú ý bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng và vệ sinh dụng cụ nấu ăn cẩn thận, định kỳ .
Các nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn
- Chọn thực phẩm tươi: Rau quả ăn sống cần được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch, nước muối loãng nhiềulần . Nên gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Tránh sử dụng thực phẩm đông lạnh đã tan đá rồi đông đá lại.
- Dùng ngay sau khi nấu chín: Hãy ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong. Thức ăn để lâu sẽ giảm chất lượng và có nguy cơ ôi thiu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bảo quản thức ăn: Nếu cần bảo quản thức ăn trên 5 tiếng, hãy giữ nhiệt độ liên tục trên 60°C hoặc dưới 10°C. Các món ăn đã chín sau 5 tiếng cần được đun sôi kỹ lại trước khi sử dụng.
- Vệ sinh tay và bề mặt chế biến: Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng cần được giữ sạch sẽ. Khăn lau bát đĩa cần được thay thường xuyên và luộc nước sôi trước khi sử dụng lại.
- Bảo quản thực phẩm: Thức ăn đã nấu chín nên để trên mặt bàn hoặc giá, không để trực tiếp xuống nền nhà. Che đậy thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính hoặc lồng bàn để tránh bụi bẩn, hóa chất, và sự tiếp xúc với động vật như chó, mèo.
- Sử dụng nước sạch: Chú ý sử dụng nguồn nước sạch và an toàn trong quá trình sơ chế và nấu ăn.
Duy trì thói quen nấu nướng và bảo quản thực phẩm xấu có thể tác động hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần nâng cao ý thức, quan tâm đến quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm hơn. Hy vọng qua bài viết trên, sẽ giúp bạn có góc nhìn khoa học hơn trong vấn đề ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.