Ngoài chợ có 7 loại hành khác nhau nhưng ít người biết phải dùng từng loại để món ăn ngon và bổ dưỡng nhất
Ngoài chợ có 7 loại hành khác nhau nhưng ít người biết phải dùng từng loại để món ăn ngon và bổ dưỡng nhất
Hành là loại rau củ gia vị không thể thiếu được trong bếp khi nấu tất cả các món ăn từ thịt, cá, trứng, rau, đậu, nấm… Có 7 loại hành củ thông dụng nhất. Mỗi loại có cách dùng cho các món ăn khác nhau để mang lại hương vị và dinh dưỡng cao nhất.
1. Hành nâu
Đây là loại hành củ phổ biến nhất với vị hăng và cay rất gắt. Chúng thích hợp khi chế biến hầu hết các món ăn. Vì có chứa hàm lượng lớn tinh bột, hành nâu giữ nguyên được cấu trúc của nó kể cả trải qua quá trình nấu rất lâu như ninh, hầm. Chúng rất bổ dưỡng khi kết hợp với món luộc, xào, om.
2. Hành tím
Hành này có đủ vị ngọt, mềm và cay nên có thể ăn sống được. Hành tím chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6, biotin, a xít folic, chromium, can xi và chất xơ tốt cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol và triglyceride, giúp chống máu vón cục.
Ngoài giá trị dinh dưỡng chúng cũng nổi bật khi đi dùng kèm các món ăn nên rất thích hợp khi trang trí cùng các món salad. Muối hành tím để ăn kèm các món ăn chính chống ngán hoặc bổ vị rất ngon.
3. Hành tây
Hành tây có vị ngọt, hơi hăng và hơi đắng. Hành tây giàu vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện hấp thu sắt cho cơ thể. Và đặc biệt giàu flavonoid - hợp chất thực vật có lợi cho sức khoẻ nhất, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bệnh liên quan đến tim mạch hay các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Hành tây phù hợp nhất để làm chân tẩy cho món xào như bò xào, gan xào...; các món nước như phở, bún bò; các món nộm như nộm gà, nộm hành tây…
4. Hẹ tây
Hẹ tây là loại hành mọc thành cụm có thân cây nhỏ, có vẻ ngoài giống hành nhưng hương vị lại cay hơn. Hẹ tây có chứa nhiều flavonol và các hợp chất polyphenolic, giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh mạn tính như viêm khớp, hen suyễn, ung thư, bệnh đái tháo đường...
Cụ hẹ tây nhỏ, dài. Chúng không được dùng phổ biến như hành nhưng thích hợp để đem muối rồi ăn kèm các loại thịt quay, hoặc cho vào các món salad.
5. Hành lá (hành xanh)
Hành lá có chứa hàm lượng calo thấp nhưng rất dồi dào vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate có lợi cho sức khỏe. Được dùng hầu hết trong tất cả các món ăn đến mức không thể thiếu được. Chúng mềm, cay và có giá trị dinh dưỡng như một loại thảo mộc.
6. Hành Baro (tỏi tây)
Hành Baro có màu xanh, thân và lá dài, to gấp đôi hành lá thông thường. Loại hành này không bán phổ biến ngoài chợ mà chủ yếu chỉ có ở các siêu thị lớn do không được trồng nhiều như hành lá thông thường. Hành Baro được dùng như hành lá thông thường. Nhưng nó có vị ngọt dịu, chứa vitamin B, C, E và nhiều khoáng chất nên thích hợp để dùng nấu các món ăn cho trẻ nhỏ.
7. Hành tăm
Củ hành tăm hay còn gọi là củ nén, màu trắng và nhỏ xíu nhìn rất ngon mắt. Hành tăm giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa, tốt cho mắt, xương và tăng cường hệ miễn dịch. Loại hành này có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, còn ở Việt Nam thì củ hành tăm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Người miền Trung thường dùng hành tăm để kho gà, hấp gà và kho cá vì hương vị đậm đà của nó.