Đi bộ cũng đau đầu gối có thể là tín hiệu cảnh báo 3 bệnh, trong đó có cả bệnh về não nguy hiểm
Đi bộ cũng đau đầu gối có thể là tín hiệu cảnh báo 3 bệnh, trong đó có cả bệnh về não nguy hiểm
Trên thực tế, nếu hiện tượng yếu đầu gối xảy ra thường xuyên thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Trong cuộc sống, không ít người gặp phải tình trạng đang đi bộ thì đầu gối đột nhiên như "yếu đi" và suýt ngã. Hầu hết mọi người đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cơ thể thiếu canxi.
Đối với người già, thiếu canxi quả thực sẽ khiến cơ chân bị yếu, dẫn đến yếu đầu gối. Nhưng trên thực tế, nếu hiện tượng yếu đầu gối xảy ra thường xuyên thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Đầu gối yếu có phải do thiếu canxi?
Liên quan đến các vấn đề về đầu gối, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến tình trạng thiếu canxi, bởi canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương khớp.
Không bổ sung đủ lượng canxi, ít vận động, sử dụng quá nhiều thuốc... sẽ dẫn đến tình trạng mất canxi nhanh chóng. Điều này có thể sẽ khiến xương khớp hoạt động kém, đầu gối yếu đi.
Nhưng điều cần làm rõ ở đây là: Đầu gối yếu không hoàn toàn là do thiếu canxi mà còn có thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang mắc một căn bệnh nào đó.
Khi đi bộ, đầu gối đột nhiên trở nên "mềm yếu", có thể do một trong số các bệnh sau
1. Bệnh khớp mãn tính
Ngay cả khi đi bộ cũng thấy đầu gối bị đau nhức thì có thể là do bạn đang mắc bệnh khớp mãn tính. Đặc biệt với những người vận động quá sức hoặc thường xuyên leo núi sẽ càng dễ dẫn đến tổn thương khớp và gây viêm nhiễm.
Bệnh khớp mãn tính làm cho màng hoạt dịch và các nếp hoạt dịch bị chèn ép trong khớp, đồng thời cũng sẽ xảy ra hiện tượng mềm khớp.
2. Tổn thương dây chằng
Phần lớn các chấn thương dây chằng là do tập thể dục quá mức, nếu nghiêm trọng còn có thể gây ra đứt dây chằng và không thể phục hồi. Sau khi dây chằng bị tổn thương, đầu gối sẽ xuất hiện khối máu tụ, thậm chí chân có thể yếu đi. Vì vậy, khi cảm thấy đau đầu gối, bạn nên đi khám ngay.
3. Vấn đề về não
Não là bộ phận chỉ huy của cơ thể con người nên khi xảy ra vấn đề như thiếu máu cung cấp lên não sẽ rất dễ dẫn đến cản trở chuyển động của cơ thể, trong đó có cả các vấn đề như yếu sức, yếu chân và chóng mặt.
Bệnh về não là căn bệnh cấp tính có thể dễ dàng cướp đi tính mạng của con người, vì vậy khi xảy ra các bệnh về não như trên, bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Ai có đầu gối yếu hơn, những người thường xuyên chạy bộ hay ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài?
Năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa uy tín của Mỹ là Tạp chí Chỉnh hình và Vật lý trị liệu Thể thao, cho thấy: Ngồi lâu có hại cho đầu gối hơn là chạy.
Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp tổng cộng 17 nghiên cứu với hơn 114.800 người, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở những người chạy bộ cao hơn ở những người ít vận động.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chạy thể dục quá mức có thể gây ra các vấn đề về khớp, nhưng chạy thể dục thông thường lại tốt cho sức khỏe khớp.
Ngồi lâu có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng bình thường của sụn khớp gối. Một lượng lớn chất thải trao đổi chất không thể được thải ra ngoài kịp thời khiến sụn không thể hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy. Kết quả là dễ dẫn đến bệnh tật, rối loạn chức năng.
3 hành vi có thể âm thầm làm tổn thương xương và cần được thay đổi kịp thời
1. Ngồi xổm khi đi vệ sinh hoặc làm việc trong thời gian dài
Mặc dù hành vi ngồi xổm không phổ biến hiện nay nhưng rõ ràng đây là tư thế không được khuyến khích làm trong thời gian dài. Ngồi xổm khi đi vệ sinh hoặc làm việc trong thời gian dài không chỉ dễ gây ra bệnh trĩ mà còn gây tổn thương khớp.
Tải trọng lên các khớp là tối thiểu khi nằm gần như bằng 0, đứng hay đi là 1-2 lần, chạy là 4 lần, nhưng ngồi xổm và quỳ là 8 lần. Vì vậy, không nên đi vệ sinh quá 5 phút, khi làm việc, hãy ngồi trên một chiếc ghế nhỏ sẽ tốt hơn là ngồi xổm.
2. Vận động mạnh mẽ
Nguyên nhân gây tổn thương xương là do tập luyện "vất vả" trong thời gian dài. Tuy tập thể dục là một cách tăng cường sức khỏe nhưng cần phải tập luyện đúng cách, đặc biệt là phải kiểm soát cường độ và thời gian tập hợp lý. Điều này có thể thúc đẩy lưu thông máu khắp cơ thể, tăng cường trao đổi chất và tránh hao mòn, thoái hóa khớp.
Nhiều người mỗi lần tập thể dục thường tập quá lâu và luôn chọn những bài tập cường độ cao vì cho rằng như vậy có thể rèn luyện cơ thể tốt hơn. Nhưng họ không biết rằng, hành vi tập luyện này sẽ gây áp lực lớn lên các khớp hoặc xương ở một số bộ phận nhất định, trong đó có cả khớp gối. Vì vậy, bạn cần tập luyện đúng cách theo thể trạng của mình chứ đừng tập luyện một cách mù quáng.
3. Chế độ ăn uống không đúng
Một số người bị tổn thương xương có liên quan đến chế độ ăn uống không đúng hoặc kén ăn trong thời gian dài. Cơ thể không được đáp ứng các chất dinh dưỡng cần thiết có thể dẫn đến thiếu canxi, rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe xương, gây loãng xương.
Cũng có những người ăn nhiều thực phẩm dễ sinh ra axit uric. Nồng độ axit uric cao sau này có thể dẫn đến bệnh gút, chức năng của khớp cũng sẽ suy giảm do bị kích thích bởi lượng urat quá nhiều.
Có thể thấy, chế độ ăn uống và sức khỏe của xương có mối liên quan mật thiết với nhau và cần ăn uống đúng cách.
Trong cuộc sống, bạn phải chăm sóc tốt đầu gối của mình. Để làm được vậy, cần chú ý không tập thể dục vất vả, có chế độ ăn uống tốt, giữ cân nặng khỏe mạnh và luôn có tư thế đúng, nhất là khi đi bộ, chạy hay là lên xuống cầu thang...